Văn minh
Văn minh

Văn minh

Văn minh, văn là sự sáng tạo, minh là tốt đẹp, là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch với văn minhhoang dã, man rợ, lạc hậu.Xã hội loài người phát triển từ thuở hoang dã cho đến ngày nay, có thể ước chừng 10.000 năm trong một không gian rộng lớn của Trái Đất và được các nhà khoa học chia ra nhiều thời đại: Cổ Đại, Trung Cổ, Cận ĐạiHiện đại. Trong mỗi thời đại, xã hội loài người nổi lên một số vùng, mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực - hình thành nền văn minh. Riêng thời Cổ Đại có tám nền văn minh lớn được thống kê (các học giả vẫn tranh cãi về số lượng) gồm: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Mayanền văn minh Andes.Lịch sử loài người không ngừng phát triển và vận động. Ngày nay trên thế giới xuất hiện thêm nhiều nền văn minh hiện đại khác. Chưa kể đến gần 500 di sản thế giới nằm rải rác trên khắp thế giới đã được UNESCO xếp hạng và công nhận. Việc xếp hạng và công nhận vẫn còn tiếp tục bổ sung các di sản và các nền văn minh khác mới được phát hiện gần đây, cũng như đang hoàn thành dần các chứng cứ khảo cổ khác.Lịch sử nhân loại cũng không thể không nhắc đến các nền văn minh nhỏ hơn, có sự giao thoa qua lại và chịu ảnh hưởng chi phối của dòng văn hóa lớn cũng tạo thành các sắc thái riêng. Riêng ở Đông Á phải kể đến các nền văn hóa như văn hóa Nhật Bản, văn hóa sông Hồng, văn hóa Khơme, văn hóa Tây Tạng, văn hóa Chăm...Có một số nhà khoa học lại xếp loại các nền văn minh trên thế giới theo cách khác trên đây. Họ phân loại ra các nhóm: các nền văn minh suy tàn, các nền văn minh giao thoa, các nền văn minh thuần nhất v.v.., nhưng ngày nay phần đông các nhà khoa học đương nhiên công nhận một thực tế rằng, tất cả các nền văn minh đều hình thành, phát triển và suy tàn, nhưng văn minh nhân loại là phát triển không ngừng, bởi vì nó kế thừa những di sản của các nền văn minh suy tàn trước đó để lại, như một quy luật bất biến của lịch sử nhân loại toàn cầu. Điều này để tránh tranh luận không có hồi kết khi một vài nhà khoa học tranh cãi về nền văn minh Âi Cập. Họ lý luận rằng, nói đến nền văn minh Ai Cập thì phải nói đến yếu tố cổ đại trong đó, chứ không người ta hiểu nhầm về sự văn minh của Ai Cập ngày nay. Thực ra mà nói, người Ai Cập ngày nay có văn minh hay không? Có quá đi chứ, nhưng họ không còn được gọi theo địa danh Ai Cập nữa, mà phải gọi theo một tầm ảnh hưởng lớn hơn. Nhân loại ngày nay không sống trong các ốc đảo biệt lập như hàng năm trước đây nữa. Theo lập luận mới, trong vòng một trăm năm nữa (rất ngắn trong lịch sử loài người) loài người sẽ đạt đến một trình độ siêu văn minh: họ sẽ biết sống có trách nhiệm với Trái Đất của chúng ta, họ sẽ biết cân bằng năng lượng mà không gây ra khủng hoảng do ô nhiễm môi trường, họ sẽ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của các cư dân trên hành tinh, mà nguồn gốc thừa thiếu và mất công bằng là dẫn đến thảm họa chiến tranh, loài người sẽ ngừng phát triển về dân số khi đạt đến ngưỡng 8 tỷ dân trên hành tinh này và sẽ từ từ giảm xuống chỉ còn 4-5tỷ người trong 100 năm kế tiếp để cân bằng những gì mà bản thân Trái Đất có thể cung cấp và tái sinh được?!. Và văn minh nhân loại, hay văn minh Trái Đất chỉ có thể lụi tàn, nếu một thảm họa nào đó từ bên ngoài vũ trụ giáng xuống đầu họ. Mọi chuyện đều có thể...